Loading...

Hotline: 0905.329.019

Bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất

28/11/2017

Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn khó khăn và sức mua chưa tăng mạnh, nhiều người vẫn thắt chặt tiêu dùng, thì thị trường bánh kẹo vẫn được kỳ vọng sẽ thành công, bởi các “cửa ngõ” trên “con đường tơ lụa” của ngành bánh kẹo ngày càng nhiều và dài ra…

Bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất
 
Không tăng trưởng quá mạnh trong những năm qua là đặc trưng của ngành bánh kẹo Việt Nam. Tuy nhiên, đây lại chính là cơ sở cho thấy ngành bánh kẹo Việt Nam vẫn chưa thực sự đạt đến đỉnh như nó có thể đạt tới trong tương lai. Sự tăng trưởng ổn định trong mức bình quân 10-12%, ở một thị trường có dân số đông đứng thứ 13 thế giới. Bên cạnh đó, cũng là một yếu tố cho thấy ngành bánh kẹo đã đi vào chu kỳ kinh doanh phát triển, tốt hơn nhiều lĩnh vực kinh doanh khác. 
 
Báo cáo của BMI về ngành thực phẩm và đồ uống Việt Nam cho biết, tốc độ tăng trưởng doanh số của ngành bánh kẹo (bao gồm cả socola) trong giai đoạn 2010 - 2014 ước đạt 8 - 10%. Và thực tế là mức tăng trưởng (10 - 12%) so với mức trung bình trong khu vực (3%) và trung bình của thế giới (1 - 1,5%), thực sự rất ổn. Hiện nay, mức tiêu thụ bánh kẹo bình quân của Việt Nam vẫn khá thấp (1,8 kg/người/năm) so với trung bình của thế giới là 2,8 kg/người/năm. Vậy thử đặt ngược một câu hỏi, nếu mức tiêu thụ trung bình của người Việt Nam tăng bằng mức trung bình về tiêu thụ của thế giới xét trên đầu người, tăng trưởng của ngành ở Việt Nam sẽ còn đạt tới đâu? 
 
Trong một hội thảo về Quy hoạch phát triển ngành kỹ nghệ thực phẩm đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Bộ Công Thương tổ chức ngày đầu tháng 8, ông Vũ Quang Hùng - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược - Chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) đã cho rằng bánh kẹo sẽ là ngành phát triển nhất. 
 
Ông Hùng dẫn các số liệu nghiên cứu để xác nhận tốc độ tăng trưởng của ngành kỹ nghệ thực phẩm thời gian qua tương đối tốt, giai đoạn 2006 - 2010 tăng trên 17%, trong đó sản xuất bánh kẹo tăng gần 35%, mỳ chính là 10% và mỳ ăn liền tăng xấp xỉ 10%. Giá trị sản xuất của ngành cũng có mức tăng khá, từ 6.000 tỷ đồng (2005) lên gần 17.000 tỷ đồng (2011). 
 
Sự thay đổi cơ cấu của ngành kỹ nghệ thực phẩm nói chung, từ mỳ ăn liền chiếm tỉ trọng lớn (và nay đã có phần bão hòa), nhường chỗ cho bánh kẹo (chiếm 40% tỉ trọng ở năm 2011) cũng là cơ sở chứng minh cho sự tăng trưởng của bánh kẹo theo thời gian. Bánh kẹo đã thực sự bắt được nhịp quay của xu hướng tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng đang được dự báo sẽ bùng nổ tại Việt Nam trong thời gian tới. 

Theo Aioi
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Xúc xích Đức Việt thay đổi nhận diện thương hiệu dòng xúc xích cao cấp   (01/06/2020)

Nước mắm truyền thống của Việt Nam - Top 5 thương hiệu nước mắm Việt Nam   (25/05/2020)

Nước mắm Vạn Phần lên hương   (20/05/2020)

Công nghiệp chế biến nông sản giải quyết tình trạng được mùa mất giá   (14/05/2020)

Cà phê muối và những món cà phê độc đáo của ẩm thực Việt   (27/03/2020)

Người Việt chuộng sử dụng ngũ cốc dinh dưỡng vì sức khỏe   (24/09/2019)

Đánh rơi tỷ đô vì bỏ phí phụ phẩm   (13/09/2019)

Mì ăn liền chay - Xu hướng mới của sống xanh   (28/08/2019)

Ngành bánh kẹo Việt Nam nhìn từ nhận xét phũ phàng 'KHÔNG CÓ CỬA' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng   (04/01/2018)

Vinasoy - 20 năm xây thương hiệu sữa đậu nành Việt   (28/12/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG