Loading...

Hotline: 0905.329.019

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê

13/12/2017

Nhóm nghiên cứu Trung tâm đấu tranh sinh học, Viện Bảo vệ thực vật, Viện Khoa học Nông Nghiệp Việt Nam gồm Th.S Phạm Văn Nhạ và các cộng sự triển khai thực hiện đề tài "Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê".

Nghiên cứu tạo chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê
 Chế phẩm sinh học phòng chống rệp sáp và nấm cộng sinh hại cà phê (Ảnh minh họa)

Nhóm tác giả cho biết, trên cơ sở nghiên cứu về nấm bệnh ký sinh trên rệp sáp ngoài tự nhiên, nhóm đã xác định được 7 loài rệp sáp hại cà phê tại các vùng nghiên cứu, thuộc 2 họ của bộ cánh đều là họ rệp sáp giả Pseudococcidae (5 loài), họ rệp sáp mềm Coccidae (2 loài). Trong số 7 loài có 2 loài gây hại chính trên đồng ruộng là rệp sáp tua ngắn và rệp sáp xanh mềm. 
 
Đồng thời tiến hành điều tra thu thập nguồn rệp sáp bị nấm ký sinh tại một số vùng thuộc Tây Nguyên như Đăk Lăk, Gia Lai, tiến hành phân lập và tuyển chọn các chủng nấm có độc lực cao đối với rệp sáp để sản xuất chế phẩm phòng trừ rệp.
 
Nấm ký sinh trên rệp sáp được tiến hành phân lập tại Viện Bảo vệ Thực vật, giám định theo phương pháp hình thái học kết hợp với giải trình tự gen, nhân sinh khối theo phương pháp lên men xốp. Kết quả đã thu thập, phân lập và giám định được 25 chủng nấm, thành công chế tạo chế phẩm sinh học phòng trừ rệp bệnh hại cây trồng.
 
Hiện chế phẩm đã được ứng dụng thành công và mang lại hiệu quả cao trong việc phòng trừ rệp sáp cho cây cà phê, ngoài ra còn phòng trừ một số đối tượng dịch hại khác trên cây cà phê như ve sầu, mọt đục quả, mối đất, sâu ăn lá…
 
Chế phẩm an toàn và thân thiện với môi trường. Hiện nay, nhóm nghiên cứu đang triển khai nhân rộng sang các loại hình cây khác như rau màu cũng đã được tiến hành và bước đầu thu được những kết quả khả thi.
 
Theo VTC
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Ứng dụng công nghệ xử lý rác thải không khói và sản xuất cát nhân tạo   (13/06/2020)

Thiết bị xử lý rác thải y tế giảm 80% khối lượng chất thải   (28/05/2020)

Robot made in Việt Nam ra đời... từ rác   (16/05/2020)

Máy lọc bụi mịn PM1.0   (14/05/2020)

Thiết bị lọc loại bỏ hơn 99,9% các hạt trong không khí   (08/05/2020)

Túi nylon tự hủy từ nhựa phế thải   (04/05/2020)

Mạng 5G góp phần quan trọng trong việc bảo vệ môi trường   (21/04/2020)

Xiaomi ra mắt máy lọc không khí Mi Air Purifier Max, kích thước cực đại, phù hợp cho không gian rộng lớn   (28/12/2017)

Máy lọc không khí có thần kỳ như quảng cáo?   (20/12/2017)

Thiết bị cung cấp không khí sạch   (14/12/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG