Loading...

Hotline: 0905.329.019

Nước mắm Vạn Phần lên hương

20/05/2020

Từ một công ty bên bờ vực phá sản, Vạn Phần dần trở thành nhãn hiệu sản xuất nước mắm truyền thống lớn nhất Nghệ An, tạo ra 1,5 triệu lít nước mắm mỗi năm.

 Nước mắm Vạn Phần lên hương
 
Ông Võ Văn Đại bên nhà máy sản xuất nước mắm.

Kẻ Vạn xưa, là Vạn Phần nay nằm ở ngay Cửa Vạn, nơi con sông Bùng đổ ra biển thuộc huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An. Trong suốt hàng thế kỷ qua, làng nghề Vạn Phần đã nức tiếng cả nước với thức nước mắm tuyệt hảo tiến vua.
 
Trạm Hải sản Diễn Châu được thành lập từ năm 1947, với nhiệm vụ sản xuất nước mắm vừa kế thừa và phát huy tinh hoa làng nghề nước mắm Vạn Phần, đồng thời lãnh trọng trách đóng góp nguồn lực về kinh tế tài chính cho tỉnh Nghệ An.
 
Trải qua hàng chục năm, Trạm Hải sản Diễn Châu phát triển lên thành Công ty Thuỷ sản Vạn Phần Diễn Châu. Nước mắm Vạn Phần - thứ sản vật huyền thoại gần như biến mất trên bản đồ nước mắm nước ta. Thay vào đó, thứ còn lại chỉ là một nhà máy xuống cấp nghiêm trọng và được nhà nước lo mọi việc từ nguồn cung cá tới tiền lương cho nhân viên.
 
Đến năm 2000, công ty được cổ phần hóa thành 100% vốn tư nhân, trở thành Công ty Cổ phần Thuỷ sản Vạn Phần Diễn Châu ngày nay.
 
Ông Võ Văn Đại, Giám đốc Công ty kể lại: “Tôi bắt đầu làm việc ở công ty từ năm 1987, với vị trí nhân viên bảo vệ, sau đó được chuyển sang làm công nhân. Do chịu khó làm việc, được công ty cử đi Hải Phòng theo học lớp về chế biến thủy sản trong 4 năm.
 
Trở về, tôi được đề bạt làm quản đốc phân xưởng vào năm 1992. Tám năm sau, Vạn Phần chịu cú sốc đầu tiên khi trở thành cơ sở thí điểm mô hình cổ phần hóa của tỉnh Nghệ An vào năm 2000. Chúng tôi như tay không mà bị ném vào một trận chiến”, ông Đại nói.
 
Cổ phần hóa xong, trong tình thế sản phẩm của công ty không tiêu thụ được, Võ Văn Đại được bầu, nhưng thực ra là bị “ép” vào vị trí Phó giám đốc phụ trách kinh doanh, phải đảm trách nhiệm vụ bán hàng và tiếp thị cho công ty.
 
Bị đẩy vào môi trường cạnh tranh khốc liệt, Đại nhận ra chính hương vị đắng khét lâu năm đang làm mắm Vạn Phần bị khách hàng quay lưng, nhất là khi mà người tiêu dùng có nhiều lựa chọn sản phẩm để mua hơn rất nhiều so với thời kỳ bao cấp.
 
Trước tình sắp phá sản, Võ Văn Đại đã đề xuất phải cải tiến chất lượng sản phẩm, quy trình sản xuất nước mắm tại đây. Trước hết, áp dụng quá trình lên men mới mà ông học được từ những bậc thầy làm nước mắm trên cả nước.
Cùng với đó, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ mới, chương trình sản xuất sạch hơn, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng quốc tế ISO 22000:2005.
 
Vạn Phần đi thêm một nét riêng ở thương hiệu nước mắm hạ thổ, đó là thứ nước mắm nguyên chất, sau khi được chế biến, đóng gói xong sẽ được chôn dưới đất từ hai đến ba năm. Với nước mắm này, loại đặc biệt để lâu, có ngâm vừng vàng (thêm nước béo) sẽ còn rất tốt bởi có khả năng chống rét cho người đi biển mùa đông, tăng sức khoẻ cho thợ lặn…
 
Nước mắm Vạn Phần lên hương
 
Nước mắm Vạn Phần đã nhiều lần đạt giải thưởng chất lượng quốc gia; 4 lần được công nhận là sản phẩm công nghiệp nông thôn cấp quốc gia và 3 lần là sản phẩm nông nghiệp Việt Nam tiêu biểu.
 
Năm 2014, doanh thu đạt 12 tỷ đồng, và tăng vọt lên 19 tỷ đồng vào năm 2019. Ông Đại đang hướng đến mục tiêu đạt 20 tỷ đồng vào năm 2020. Hiện sản phẩm của công ty cung cấp cho thị trường rộng lớn các tỉnh phía Bắc và xuất khẩu trên 40 ngàn lít nước mắm, hơn 50 tấn sản phẩm đến thị trường Malaysia, Lào, Angola, Nga, Hàn Quốc…
 
Theo nongnghiep.vn
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Xúc xích Đức Việt thay đổi nhận diện thương hiệu dòng xúc xích cao cấp   (01/06/2020)

Nước mắm truyền thống của Việt Nam - Top 5 thương hiệu nước mắm Việt Nam   (25/05/2020)

Công nghiệp chế biến nông sản giải quyết tình trạng được mùa mất giá   (14/05/2020)

Cà phê muối và những món cà phê độc đáo của ẩm thực Việt   (27/03/2020)

Người Việt chuộng sử dụng ngũ cốc dinh dưỡng vì sức khỏe   (24/09/2019)

Đánh rơi tỷ đô vì bỏ phí phụ phẩm   (13/09/2019)

Mì ăn liền chay - Xu hướng mới của sống xanh   (28/08/2019)

Ngành bánh kẹo Việt Nam nhìn từ nhận xét phũ phàng 'KHÔNG CÓ CỬA' của tỷ phú Phạm Nhật Vượng   (04/01/2018)

Vinasoy - 20 năm xây thương hiệu sữa đậu nành Việt   (28/12/2017)

Thị trường bánh kẹo đón thêm một thương hiệu Việt   (26/12/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG