Loading...

Hotline: 0905.329.019

Đặc sản nho Ninh Thuận vì sao lận đận?

06/09/2019

Sau bao năm “chung thủy” với cây nho - từng được ví là cây trồng “nữ hoàng”, đến nay, nhiều hộ dân ở Ninh Thuận chuyển sang canh tác những cây trồng khác.

Theo số liệu thống kê của ngành Nông nghiệp, năm 1998, Ninh Thuận có khoảng 2.300 ha trồng nho. Đến năm 2010, diện tích trồng nho chỉ còn 1.650 ha, năm 2011 là 1.000 ha, năm 2012 còn khoảng 758 ha và hiện chỉ còn 1.220 ha, tập trung chính ở Ninh Phước, Ninh Hải, Ninh Sơn, Phan Rang-Tháp Chàm… Sản lượng hàng năm ước đạt 31.310 tấn, giá trị thu về khoảng 830 tỷ đồng.
 
Đặc sản nho Ninh Thuận vì sao lận đận?
Nho Ninh Thuận

Ông Trần Cao Tiên, Giám đốc HTX Bình Tiên (xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải) cho biết, một vấn đề làm “đau đầu” nông dân trồng nho hiện nay là xuất hiện rất nhiều dịch hại như mốc sương, bệnh phấn trắng, thán thư, sâu xanh da láng, bọ trĩ, nhện đỏ… làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, sản lượng nho.

Bên cạnh đó, người nông dân không nắm bắt được khoa học kỹ thuật nên khi có dịch bệnh là lập tức sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học để bảo vệ năng suất.

Một nông dân nói: “Biết dùng quá tay thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) độc hại cho người tiêu dùng và môi trường nhưng không dùng thuốc đồng nghĩa chấp nhận rủi ro, có khi mất trắng. Không diệt cỏ, trừ sâu bằng thuốc BVTV thì diệt trừ bằng gì? Trong khi nông nghiệp công nghệ cao chi phí đầu tư nhiều, lợi nhuận ban đầu không được bao nhiêu. Nông dân biết làm sao mới có thể sống được?”.
 
Đặc sản nho Ninh Thuận vì sao lận đận?
Du khách tham quan, chụp ảnh tại vườn nho ở Ninh Thuận. 

GS-TS Nguyễn Lân Hùng nói: “Tôi đến nhiều vùng nông nghiệp và thấy lo lắng cho nông dân rất nhiều. Nông dân cứ thấy sâu, thấy bệnh là phun thuốc ào ạt, hết sức tùy tiện".

Cũng theo GS-TS Hùng, hậu quả là đất đai, môi sinh xấu đi, sâu bệnh tăng lên. Thấy thế, nông dân lại phun, tưới các kiểu với cường độ và liều lượng, độc tính cao hơn trước.

"Trước mắt, cây trồng có vẻ tốt hơn nhưng môi trường, đất đai càng xấu hơn. Cứ như thế, ngành nông nghiệp, người nông dân Việt Nam đang lâm vào cái vòng luẩn quẩn càng phun càng chết", ông Hùng nói.

Ông Tiên thừa nhận, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật là lý do cốt lõi khiến vị thế của cây nho Ninh Thuận chưa xứng tầm, xuất khẩu đang gặp nhiều khó khăn.

Ông Tiên chia sẻ, với mong muốn tìm lại vị thế cho cây nho Ninh Thuận, ông đã cùng Trung tâm Nông nghiệp Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam thực hiện triển khai đề tài khoa học “Ứng dụng công nghệ sinh học trong trong phòng trừ sâu bệnh trên nho xanh Ninh Thuận”.

Sau gần 5 tháng (từ tháng 12/2017-5/2018) dùng các chế phẩm sinh học, vườn nho 2.000m2 vườn nho xanh trưởng thành với 800 gốc thuộc giống NH.01-Hc tại xã Xuân Hải, huyện Ninh Hải không xuất hiện sâu bọ; khống chế tốt một số loại nấm bệnh phổ biến trên nho như sương mai, phấn trắng, thán thư và gỉ sắt.

“Kết quả thật khả quan, việc thay thế hoàn toàn thuốc bảo vệ thực vật hóa học bằng chế phẩm sinh học đạt 80% so với vườn đối chứng. Quả giòn ngọt hơn, tuy nhiên số lượng quả trên cùng 1 chùm ít hơn, còn những quả bề mặt quả bị trầy xước, kém mượt do côn trùng (corri) cắn phá giai đoạn quả non.

Có thể thấy việc áp dụng công nghệ sinh học trong phòng trừ sâu bệnh trên nho xanh là hoàn toàn khả thi để nhân rộng diện tích và hướng đến sản xuất sản phẩm nho hữu cơ”, ông nói.

Về sản lượng và chi phí giữa canh tác hữu cơ với nông nghiệp thông thường trên cây nho Ninh Thuận, GS-TS Phạm Tiến Dũng, Giám đốc Trung tâm Hữu cơ, Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho rằng, kết quả thử nghiệm đạt 80% so với vườn đối chứng là thành công ngoài mong đợi.
 
Theo VTC
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Rượu sim Bảy Gáo, đặc sản của Phú Quốc   (04/08/2020)

Đặc sản Thừa Thiên - Huế có con dấu nhận diện riêng   (16/07/2020)

Lô vải thiều tươi xuất Nhật bằng đường biển đã lên kệ siêu thị   (05/07/2020)

Rượu mơ Yên Tử, đặc sản Quảng Ninh không thể bỏ qua   (15/06/2020)

OCOP Quảng Ninh - Hè 2020: "Phủ kín" hàng trăm thương hiệu sản phẩm đạt Sao   (18/05/2020)

Xây dựng thương hiệu cacao Vũng Tàu   (08/05/2020)

Đặc sản từ loài cây dại vùng cực Nam Tổ quốc   (06/05/2020)

Lào Cai: Miến đao sâm làm từ những củ gì mà bán đắt thế?   (24/04/2020)

Đặc sản Cá tiến Vua ở Ninh Bình   (18/03/2020)

Món sâu muồng béo núc - đặc sản tuyệt phẩm ở Tây Nguyên   (15/11/2019)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG