Loading...

Hotline: 0905.329.019

Tại sao lại cần xây dựng thương hiệu?

28/05/2020

Thương hiệu là một yếu tố sống còn đối với doanh nghiệp, đặc biệt trong điều kiện “thế giới phẳng” như hiện nay. Thương hiệu là tài sản vô hình, vô giá của doanh nghiệp.

Thương hiệu là một cam kết tuyệt đối về chất lượng, dịch vụ và giá trị trong một thời gian dài và đã được chứng nhận qua hiệu quả sử dụng và bởi sự thoả mãn của người tiêu dùng. Thương hiệu là hình ảnh có tính chất văn hoá, cảm tính, trực quan và độc quyền mà bạn liên tưởng tới khi nhắc đến một sản phẩm hay một công ty. 

Theo khảo sát của Nielson, 59% khách hàng có xu hướng lựa chọn những thương hiệu mà họ cảm thấy quen thuộc và tin tưởng.
 
Những doanh nghiệp nhỏ thực sự sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc “đua” về quy mô khách hàng và ngân sách marketing với các ông lớn trong ngành. Họ chỉ còn duy nhất một vũ khí để đối chọi trong cuộc chiến thương trường không khoan nhượng: Thương hiệu.

Chiến lược xây dựng thương hiệu là gì ?

Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình lâu dài đòi hỏi phải có một chiến lược chi tiết và phù hợp, sáng tạo của từng doanh nghiệp.
 
Hiểu một cách đơn giản, chiến lược xây dựng thương hiệu chính là việc sử dụng các chiến lược và kế hoạch marketing để thúc đẩy quá trình nhận biết của khách hàng liên quan tới thương hiệu. Mục tiêu của các doanh nghiệp ở đây là cần phải tạo dựng sự độc đáo và khác biệt của thương hiệu đối với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.
 
Tại sao lại cần xây dựng thương hiệu?

Trong kỷ nguyên mới của Internet, doanh nghiệp cần phải áp dụng những chiến lược sau để xây dựng hình ảnh thương hiệu của mình, gồm:
 
• Nâng cao trải nghiệm của khách hàng Online (giao diện website).
 
• SEO & Content marketing.
 
• Marketing trên nền tảng mạng xã hội.
 
• Email marketing.
 
• SEM (PPC).
 
Quy trình 10 bước xây dựng thương hiệu thành công
 
1. Xác định đối tượng khách hàng trọng tâm
 
Nền tảng của một thương hiệu thành công, đó chính là dành được sự ủng hộ từ những khách hàng trọng tâm – đối tượng khách hàng mà doanh nghiệp sẽ tập trung và đầu tư sức lực nhiều nhất để giữ gìn và mở rộng phát triển.
 
Chính vì vậy, các doanh nghiệp thông minh thường thực hiện đánh chiếm vào thị trường ngách, thu hẹp phạm vi đối tượng “thượng đế” mình phục vụ, liệt kê toàn bộ những đặc tính mà họ có, và truyền tải toàn bộ thông điệp phù hợp tới họ.
 
2. Thiết lập sứ mệnh của thương hiệu
 
Doanh nghiệp của bạn đã bao giờ nghĩ đến việc xây dựng và thiết lập sứ mệnh – brand mission statement. Cụ thể hơn, bạn cần diễn tả một cách cụ thể điều mà doanh nghiệp mong muốn khát khao trở thành nhất trong tương lai. Trước khi muốn khách hàng tin tưởng mình, doanh nghiệp cần phải thấu hiểu giá trị mà họ mong muốn đem lại cho họ.
 
Từng đặc điểm một: từ logo, slogan, tính cách, cho đến những hoạt động thường nhật, tất cả đều phải nhất quán với sứ mệnh mà doanh nghiệp đã thiết lập từ trước.
 
3. Khảo sát thương hiệu trong thị trường
 
Chìa khóa để nổi bật, đó chính là sự khác biệt hóa. Nhận biết chiến lược của đối thủ chính là cách để bạn đối phó với đối thủ, sáng tạo và tạo sự khác biệt.

Thiết lập bảng khảo sát thương hiệu đối thủ. Vì khảo sát đối thủ là một bước quan trọng để xây dựng và phát triển thương hiệu trên thị trường, bạn hoàn toàn có thể sử dụng những công cụ bổ trợ để thiết lập bảng khảo sát. Thông qua Google Docs, Excel, bạn đã có được một bảng thống kê chi tiết tất tần tật những gì cần có.

4. Nhấn mạnh tới các lợi ích mà thương hiệu bạn đem lại cho khách hàng
 
Xây dựng thương hiệu của doanh nghiệp cũng giống như việc doanh nghiệp chào bán sản phẩm của mình tới khách hàng vậy. Bạn cần phải đem hết mọi tinh hoa và lợi ích của sản phẩm mình đem lại tới khách hàng.
 
Tại sao lại cần xây dựng thương hiệu?
5. Tạo dựng Logo và Slogan cho thương hiệu
 
Thứ đập vào mắt của khách hàng đầu tiên không phải là sứ mệnh của thương hiệu, mà chính lại là logo và bộ nhận diện thương hiệu.

Logo và bộ nhận diện thương hiệu cần phải lưu tâm tới những thành tố như: Ý nghĩa và ứng dụng Logo; Tông màu; Thiết kế icon;...

6. Xây dựng tính cách đại diện cho thương hiệu
 
Tính cách đại diện cho thương hiệu là thứ sẽ thay mặt doanh nghiệp truyền đạt đi sứ mệnh và các hoạt động thường nhật. Là thứ trực tiếp giao tiếp với khách hàng, bạn cần chọn lựa 1 vài các đặc điểm để xây dựng: Sự chuyên nghiệp; sự thân thiện; Sự uy tín; Sự am hiểu - tính chuyên gia; Mềm mỏng;...
 
7. Xây dựng thông điệp mà thương hiệu muốn truyền tải

Doanh nghiệp cần phải định hình cho mình sẵn thông điệp rõ ràng mà họ muốn truyền tải tới khách hàng. Thông điệp có ý nghĩa này sẽ theo doanh nghiệp đi xuyên suốt tất cả các chiến dịch và nỗ lực marketing của doanh nghiệp trong tương lai.

Thông điệp này nên bao gồm các yếu tố như:
 
Doanh nghiệp của bạn là ai?
 
Bạn cung cấp những sản phẩm / dịch vụ nào?
 
Điều mà bạn mong muốn được cống hiến cho xã hội và cộng đồng là gì thông qua sản phẩm / dịch vụ?
 
Doanh nghiệp của bạn quan tâm tới đối tượng nào trong xã hội và cộng đồng?

8. Tích hợp thương hiệu vào các điểm chạm với khách hàng

Hãy xây dựng các điểm chạm với khách hàng, ngay cả trên môi trường online, để có thể khiến họ ghi nhớ.

9. Sự chân thành, đồng điệu và nhất quán

Mọi phát ngôn, thông điệp của doanh nghiệp phải nhất quán, và đặc biệt nhất quán với sứ mệnh lớn mà doanh nghiệp đã đề ra ngay từ đầu. Sự thiếu thống nhất có thể khiến khách hàng cảm thấy khó mà thấu hiểu trước hình ảnh mà doanh nghiệp bạn đã vẽ ra, từ đó sinh ra sự thiếu tin tưởng và mất lòng tin từ họ.

10. Bạn phải là người hiểu rõ thương hiệu của mình nhất

Chính bạn chứ không ai khác, sẽ là người lan truyền sứ mệnh, thông điệp và các hoạt động thương nhật của doanh nghiệp.

Trên đây là 10 bước để doanh nghiệp bạn có thể xây dựng thương hiệu một cách hiệu quả và thành công. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ là kim chỉ nam giúp thương hiệu của bạn vững bước trên thương trường đầy sự cạnh tranh và kèn cựa khốc liệt ngoài kia.
 
THTHV/tuhaothuonghieuviet.vn
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Đông Y Diệu Linh - TRAO GIÁ TRỊ NHẬN NIỀM TIN Lương Y Nguyễn Ngọc Huân   (08/12/2023)

An Khánh Hòa Bình - Trao giá trị nhận niềm tin   (31/10/2023)

Xây thương hiệu bằng giá trị thật   (04/05/2022)

Văn hóa thương hiệu   (04/08/2020)

Sự lột xác của loại nước giải khát 50 năm tuổi vang bóng một thời Việt Nam - cuộc "đấu lại" Coca Cola và Pepsi?   (27/06/2020)

Cú lội ngược dòng của 'đế chế' Biti's   (20/06/2020)

3 cách để thương hiệu luôn đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng   (18/06/2020)

Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu Việt   (13/06/2020)

Lời hứa thương hiệu - "chất keo" gắn kết khách hàng   (11/06/2020)

Xây dựng thương hiệu cá nhân thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0   (10/06/2020)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG