Loading...

Hotline: 0905.329.019

Bài toán xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ

29/05/2020

Xây dựng thương hiệu giống như một bài toán khó nhưng lại không hề có bất cứ một đáp án cụ thể nào. Đây vừa là lợi thế cũng chính là khó khăn của rất nhiều doanh nghiệp, nhất là với những doanh nghiệp có quy mô nhỏ.

 Bài toán xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ


1. Thương hiệu

Thương hiệu bao gồm tên gọi, thiết kế, biểu tượng, hay thậm chí một tính năng khác biệt của sản phẩm so với đối thủ thông qua con mắt của khách hàng. Thương hiệu thường dùng trong cả kinh doanh, tiếp thị và quảng cáo. Nó giống như một sản phẩm vô hình, tồn tại trong tâm trí khách hàng. 
 
 Thương hiệu cũng giống như lời hẹn ước của doanh nghiệp đối với khách hàng của họ, nó vừa đảm bảo điều người dùng sẽ được nhận khi sử dụng sản phẩm và dịch vụ, vừa giúp tạo ấn tượng trong tâm trí họ, giúp phân biệt bạn với đối thủ. Thương hiệu sẽ là đáp án cho câu hỏi: bạn khởi đầu từ đâu, bạn là ai, bạn muốn trở thành như thế nào?
 
2. Chức năng của thương hiệu
 
Thông qua thương hiệu, người tiêu dùng có thể phân biệt hoặc lựa chọn doanh nghiệp của bạn thay vì đối thủ. Đây là chức năng quan trọng nhất bao gồm nhận dạng các dấu hiệu và bảo hộ. Bên cạnh đó, việc xây dựng thương hiệu mạnh, phổ biến hơn sẽ giúp cung cấp thông tin, cũng như các chỉ dẫn chính xác về công ty của bạn. Yếu tố tin cậy, tin tưởng cũng là một trong những chức năng quan trọng của thương hiệu, nó ảnh hưởng trực tiếp đến các quyết định mua hàng. 
 
Thương hiệu không tự nhiên mà có, cũng không phải thứ ai muốn cũng có được. Nó được tạo ra từ nhiều khoản đầu tư và chi phí khác nhau, tất cả chúng cấu thành giá trị của thương hiệu.
 
3. Lựa chọn mô hình xây dụng thương hiệu
 
Lựa chọn mô hình xây dựng thương hiệu đúng và phù hợp cũng quan trọng không kém:
 
- Mô hình thương hiệu gia đình: Đây là mô hình được áp dụng lâu nhất trong quản trị. Nói một cách đơn giản đó là tất cả những sản phẩm, dịch vụ đều chỉ mang tên của một thương hiệu. Rất nhiều tập đoàn, công ty áp dụng mô hình này như FPT, Vinaconex, Bitis,… Ưu điểm của loại hình xây dựng này đó là dễ dàng trong quản trị bởi chỉ có đúng một thương hiệu, chi phí quảng cáo thương hiệu ở mức tương đối thấp, khả năng tập trung cho thương hiệu khá cao. Và khi bất cứ một sản phẩm mới nào ra mắt thị trường, nó cũng dễ dàng gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng hơn bởi mức độ thân quen từ trước. Tuy nhiên, nhược điểm của mô hình này chính là rủi ro của nó. Chỉ cần một sản phẩm dính “ phốt” hay bị ảnh hưởng, thì toàn bộ sản phẩm khác thậm chí cả thương hiệu, công ty của bạn cũng điêu đứng. Nó cũng không thực sự thích hợp với công ty hoạt động đa ngành, đa nghề.
 
- Mô hình thương hiệu cá biệt: Mặc dù với lợi thế khủng của mô hình thương hiệu gia đình, nó vẫn không thể nào đáp ứng được hết tính đa dạng của thương trường. Nhằm hạn chế rủi ro, mô hình thương hiệu cá biệt đã ra đời, tuy nhiên, nó gần như thực sự phù hợp với những doanh nghiệp tầm trung và có các hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ đa dạng. Nhược điểm nhất của nó chắc chắn là chi phí đầu tư cho từng thương hiệu cao và việc các nhãn mới ra sau cũng gần như không nhận được uy tín của các thương hiệu trước đó cũng như của doanh nghiệp.
 
- Mô hình đa thương hiệu: đây là mô hình kết hợp của cả kiểu gia đình và cá biệt
 
 4. Các chiến lược xây dựng thương hiệu cơ bản

Bài toán xây dựng thương hiệu cho doanh nghiệp nhỏ


- Định nghĩa thương hiệu:
 
- Sứ mệnh của doanh nghiệp của bạn là gì?
 
- Tính năng đặc biệt của sản phẩm, dịch vụ bạn cung cấp là gì?
 
- Khách hàng tiềm năng có biết về doanh nghiệp của bạn?
 
Một chiến lược xây dựng thương hiệu sẽ vô cùng phức tạp và mất rất nhiều thời gian, đừng quá vội vàng mà phạm những lỗi lầm lớn nhất trong xây dựng thương hiệu.
 
5. Thực hiện
 
- Tăng nhận diện bằng biểu tượng: Đặt biểu tượng đặc trưng của công ty ở mọi nơi kèm theo slogan, khẩu hiệu của bạn nhằm truyền đạt đến đúng khách hàng những thông điệp của doanh nghiệp.
 
- Tích hợp thương hiệu: Thương hiệu hiện hoạt trong toàn bộ mọi ngóc ngách của doanh nghiệp. Từ những điều bé nhất như cung cách phục vụ, trả lời điện thoại, e-mail, thậm chí cả chữ kí. Hãy biến tất cả thành một chuẩn mực chung cho mọi nhân viên của bạn.
 
- Phát triển khẩu hiệu: Như việc tóm tắt thông điệp lại vào một câu slogan ngắn gọn, biến chúng thành bản tuyên bố đáng nhớ, ý nghĩa, súc tích và dễ nhớ để có thể in sâu vào tâm thức khách hàng.
 
- Nhất quán màu sắc cho thương hiệu: giống như việc các sản phẩm của Coca Cola luôn đưa màu trắng, đỏ vào các sản phẩm của mình vậy.
 
- Trung thực với khách hàng: Luôn giới thiệu theo cách trung thực nhất và đảm bảo cam kết của bạn với người tiêu dùng luôn thực hiện và áp dụng được.
 
- Nhất quán: Xây dựng thương hiệu là cả một quá trình rất dài, các nhà tiếp thị, marketing cần tạo mối liên kết khi xây dựng bất cứ một chiến dịch nào cho doanh nghiệp của mình. Nếu không làm được điều này, những nỗ lực trong thiết lập thương hiệu mạnh là điều không thể.
Theo eventusproduction.com
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Đông Y Diệu Linh - TRAO GIÁ TRỊ NHẬN NIỀM TIN Lương Y Nguyễn Ngọc Huân   (08/12/2023)

An Khánh Hòa Bình - Trao giá trị nhận niềm tin   (31/10/2023)

Xây thương hiệu bằng giá trị thật   (04/05/2022)

Văn hóa thương hiệu   (04/08/2020)

Sự lột xác của loại nước giải khát 50 năm tuổi vang bóng một thời Việt Nam - cuộc "đấu lại" Coca Cola và Pepsi?   (27/06/2020)

Cú lội ngược dòng của 'đế chế' Biti's   (20/06/2020)

3 cách để thương hiệu luôn đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng   (18/06/2020)

Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu Việt   (13/06/2020)

Lời hứa thương hiệu - "chất keo" gắn kết khách hàng   (11/06/2020)

Xây dựng thương hiệu cá nhân thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0   (10/06/2020)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG