Loading...

Hotline: 0905.329.019

22 Quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

28/05/2020

Về lâu dài, một thương hiệu không là gì khác hơn ngoài một cái tên. Quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu là phải đặt tên gì cho sản phẩm hay dịch vụ của mình, vì về lâu dài ý thưởng hay khái niệm biến mất mà tất cả chỉ còn lại là sự khác biệt giữ cái tên thương hiệu của mình với tên các thương hiệu cạnh tranh.

1.Quy luật Mở rộng thương hiệu
 
Sức mạnh của một thương  hiệu tỷ nghịch với quy mô của nó.
 
Mặc dù việc mở rộng dòng sản phẩm có thể gia tăng doanh số trong ngắn hạn, song việc này lại đi ngược lại khái niệm xây dựng thương hiệu. Nếu muốn xây dựng một thương hiệu mạnh trong tâm thức người tiêu dùng, cần thu hẹp thương hiệu của mình chứ đừng mở rộng nó.
 
2.Quy luật Hướng tâm
 
Một thương hiệu trở nên mạnh hơn khi được thu hẹp trọng tâm
 
Thu hẹp trọng tâm, một chương trình xây dựng thương hiệu mạnh luôn bắt đầu bằng việc thu hẹp chủng loại sản phẩm. Mua rẻ, bán rẻ, chiếm ưu thế về một dòng sản phẩm. Mục tiêu cuối cùng của bất kỳ chương trình xây dựng thương hiệu nào là chiếm ưu thế về một dòng sản phẩm, khi đã chiếm ưu thế về một dòng sản phẩm thì thương hiệu đó sẽ rất mạnh.
 
3.Quy luật Quảng bá.
 
Thương hiệu ra đời nhờ sự quảng bá, chứ không phải là quảng cáo, Điều cơ bản nhất mà các công ty nhằm tới là tạo nên các thương hiệu hàng đầu, cách tiến hành là phải thấu hiểu tâm lý người tiêu dùng, nhờ vậy mà dẫn tới những kết quả tốt hơn, sáng tạo hơn, mới hơn.
 
Các thương hiệu được xây dựng nên, nhờ sự quảng bá, chiến lược phải được phát triển, trước tiên từ quan điểm về quảng bá và được duy trì nhờ quảng cáo.
 
4.Quy luật Quảng cáo.
 
Mỗi khi đã được cháo đời thương hiệu phải được quảng cáo để thương hiệu thêm vững mạnh.
 
Quảng cáo là một công cụ mạnh, không phải để tạo ra vị trí hàng đầu cho một thương hiệu mới xuất hiện, mà nhằm duy trì vị trí hàng đầu của thương hiệu một khi  nó đã đạt được vị trí ấy. Các công ty muốn bảo vệ thương hiệu đã có tiếng của mình thì phải sử dụng các chương trình quảng cáo rầm rộ để trấn áp đối thủ cạnh tranh của mình.
 
5.Quy luật Từ khóa.
 
Một thương hiệu phải nỗ lực làm chủ một cụm từ nào đó trong tâm thức người tiêu dùng.
 
Nếu muốn xây dựng một thương hiệu thì phải tập trung nỗ lực  xây dựng thương hiệu của mình vào việc làm chủ một từ khóa trong tâm thức khách hàng tiềm năng và đó là một từ khóa mà chưa ai khác làm chủ.
 
Một khi, một thương hiệu đã sở hữu được một cụm từ trong tâm thức người tiêu dùng rồi thì đối thủ cạnh tranh gần như không thể tước bỏ từ ấy khỏi thương hiệu đó được.
 
6. Quy luật Tín nhiệm.
 
Yếu tố then chốt quyết định sự thành công của một thương hiệu là lời tuyên bố về sự đáng tin cậy của nó.
 
Sự tín nhiệm đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong quy trình quảng bá, người ta sẽ quên đi những lời tâng bốc trong các đoạn quảng cáo, nhưng họ ghi nhận ngay các khía cạnh khác liên quan đến sự tín nhiệm đối với một thương hiệu.
 
7. Quy luật Chất lượng.
 
Chất lượng rất quan trọng, các thương hiệu được tạo dựng bằng chất lượng. Chất lượng là một khái niệm được nhiều người ủng hộ, cách thức để xây dựng một thương hiệu theo cách hiệu thông thường là sản xuất ra một sản phẩm có chất lượng. Chất lượng, hoặc nhận thức về chất lượng trong tâm thức người mua. Nếu muốn xây dựng một thương hiệu mạnh thì phải tạo ra nhận thức mạnh về chất lượng trong tâm thức người tiêu dùng.
 
8. Quy luật Dòng sản phẩm.
 
Một thương hiệu hàng đầu, phải đề cao dòng sản phẩm chứ không phải thương hiệu.
 
Khía cạnh hữu hiệu nhất, có lợi nhất của việc xây dựng thương hiệu lại là tạo ra một dòng sản phẩm mới, đó là cách thức để trở thành thương hiệu đầu tiên trong một ngành hàng mới và sẽ trở thành thương hiệu hàng đầu trong một phân khúc thị trường mới đang phát triển.
 
9. Quy luật Tên hiệu.
 
Về lâu dài, một thương hiệu không là gì khác hơn ngoài một cái tên. Quyết định quan trọng nhất trong việc xây dựng thương hiệu là phải đặt tên gì cho sản phẩm hay dịch vụ của mình, vì về lâu dài ý thưởng hay khái niệm  biến mất mà tất cả chỉ còn lại là sự khác biệt giữ cái tên thương hiệu của mình với tên các thương hiệu cạnh tranh.
 
22 Quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
 
10. Quy luật Các thương hiệu mở rộng.
 
Cách dễ nhận biết để hủy diệt một thương hiệu là gắn tên nó lên mọi thứ.
 
Theo các chuyên gia công nghiệp, quyền lực đã chuyển từ các nhà sản xuất sang các nhà bán lẻ, lý do chủ yếu là sự mở rộng thương hiệu. các thương hiệu mở rộng là nhằm đáp ứng yêu cầu  tăng lên từ các nhà bán lẻ và khuyến mãi, do có quá nhiều sản phẩm để lựa chọn, các nhà bán lẻ có thể ép buộc các nhà sản xuất phải trả tiền để sản phẩm của họ được đặc quyền trưng bày trên kệ, các chi phị nhấp thị và các đặc quyền về lợi nhuận.
 
11. Quy luật Phường hội.
 
Để xây dựng một dòng sản phẩm, một thương hiệu nên biết hoan nghênh một thương hiệu khác.
 
Một thương hiệu mạnh, áp đảo không những nên khoan dung với các đối thủ cạnh tranh mà còn phải hoan nghênh họ. Thị phần có được không dựa trên thành tích, mà dựa trên sức mạnh của thương ghiệu trong tâm thức người tiêu dùng.
 
12. Quy luật Tên chung.
 
Một trong những con đường nhanh nhất dẫn đến thất bại là đặt cho thương hiệu một cái tên khái quát chung chung. Nhiều cửa hàng bán lẻ sử dụng cái tên rất chung chung, chính những cái tên này sẽ buộc họ mãi mãi chỉ là những cửa hàng bán lẻ.
 
13. Quy luật Công ty.
 
 Cần phân biệt thương hiệu với công ty, thương hiệu là thương hiệu, công ty là công ty, hai khái niệm này không trùng nhau. Nếu xây dựng thương hiệu bằng tên công ty sẽ gây ra sự nhầm lẫn trong tâm thức người tiêu dùng.
 
14. Quy luật Các thương hiệu phụ.
 
Những thành quả do việc xây dựng thương hiệu tạo ra có thể bị các thương hiệu phụ phá hủy
 
Cốt lõi của một thương hiệu là một ý tưởng, một đặc tính hay một phân khúc thị trường mà ta có thể  chiếm giữ trong tâm thức người tiêu dùng. Việc xây dựng thương hiệu phụ là một khái niệm đưa thương hiệu đó đi hoàn toàn ngược lại hướng cần đi, xây dựng thương hiệu phụ sẽ phá hủy cái mà việc xây dựng thương hiệu thông thường tạo dựng được.
 
15. Quy luật Các thương hiệu chị em.
 
Là việc tung ra thị trường một thương hiệu  thứ hai đúng lúc và đúng nơi. Theo quy luật về xây dựng thương hiệu thì tập trung mọi nguôn lực vào một thương hiệu duy nhất cho mỗi thị trường bán lẻ, tuy nhiên trong một số tình huống có thể được phát triển thêm thương hiệu để đảm bảo sự kiểm soát của công ty  đối với thị trường trong vài chục năm tới.
 
16. Quy luật Kiểu dáng.
 
Logo của một thương hiệu nên được thiết kế cho vừa mắt, logo là sự kết hợp giữa biểu tượng trực quan của thương hiệu với tên của thương hiệu được sắp đặt theo một kiểu rõ ràng.
 
Logo có đủ mọi kiểu dáng, nhưng các kiểu dáng đó không có tác dụng như nhau đối với mắt của người tiêu dùng, kiểu dáng lý tưởng nhất của logo là nằm ngang và có kích thước cao 1, ngang 2+1/4 đơn vị.
 
17. Quy luật Mầu sắc. 
 
Một thương hiệu nên dùng mầu sắc trái ngược với mầu sắc của thương hiệu cạnh tranh.
 
Để làm nổi bật một thương hiệu là dùng mầu sắc, nhưng mầu sắc không phải là thuộc tính dễ sử dụng, nên chọn một mầu trong 5 mầu cơ bản, mầu thiên về cảnh đỏ của quang phổ thì nó di chuyển  về phía mắt của người nhìn nó được thuận lợi hơn.
 
18. Quy luật Biên giới
 
 Đối với một thương hiệu tầm cỡ quốc tế, không có biên giới nào cả, một thương hiệu không nên biết đến biên giới.
 
Một thương hiệu khi vượt qua biên giới thì nó sẽ bổ sung thêm giá trị cho thương hiệu đó, bởi giá trị nằm trong tâm thức  người tiêu dùng, nhận thức về xuất xứ của thương hiệu có thể làm tăng thêm hay giảm đi giá trị của thương hiệu.
 
19. Quy luật Đồng bộ
 
Xây dựng một thương hiệu không chỉ trong ngày một ngày hai mà thành công được đánh giá sau hàng chục năm. Xây dựng một thương hiệu có hiệu quả nhất là tạo dựng sự nhất quán hoàn toàn trong suốt thời gian dài.
 
20. Quy luật Thay đổi.
 
Các thương hiệu có thể thay đổi nhưng không thường xuyên và việc này phải được thực hiện một cách cẩn trọng.
 
Quy luật nào cũng có ngoại lệ, vì vậy Quy luật Thay đổi là ngoại lệ lớn nhất trong các quy luật về xây dựng thương hiệu.
 
21. Quy luật “Sinh lão bệnh tử”.
 
Không có thương hiệu nào sống mãi, một cái chết êm ái thường là giải pháp tốt nhất. 
 
Các quy luật về xây dựng thương hiệu là bất biến  nhưng bản thân các thương hiệu thì không, chúng cũng có vòng đời như con người.
 
22. Quy luật Đặc thù.
 
 Khía cạnh quan trọng nhất của một thương hiệu là tính chất đặc thù của nó. Tính độc đáo hay nét đặc thù mới giúp một thương hiệu thực hiện được chức năng quan trọng nhất của nó trong xã hội
 
Một thương hiệu là gì? Đó là một danh từ riêng có thế dùng thay cho một danh từ chung. Một thương hiệu là gì? Đó là một ý tưởng hay khái niệm đặc thù mà ta sở hữu trong tâm thức khách hàng tiềm năng.
Nguồn: Internet
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Đông Y Diệu Linh - TRAO GIÁ TRỊ NHẬN NIỀM TIN Lương Y Nguyễn Ngọc Huân   (08/12/2023)

An Khánh Hòa Bình - Trao giá trị nhận niềm tin   (31/10/2023)

Xây thương hiệu bằng giá trị thật   (04/05/2022)

Văn hóa thương hiệu   (04/08/2020)

Sự lột xác của loại nước giải khát 50 năm tuổi vang bóng một thời Việt Nam - cuộc "đấu lại" Coca Cola và Pepsi?   (27/06/2020)

Cú lội ngược dòng của 'đế chế' Biti's   (20/06/2020)

3 cách để thương hiệu luôn đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng   (18/06/2020)

Giải pháp chiến lược phát triển thương hiệu Việt   (13/06/2020)

Lời hứa thương hiệu - "chất keo" gắn kết khách hàng   (11/06/2020)

Xây dựng thương hiệu cá nhân thời kỳ Cách mạng Công nghiệp 4.0   (10/06/2020)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG