Loading...

Hotline: 0905.329.019

Phát hiện mới về SARS-CoV-2 đột biến

13/05/2020

Nhiều chủng SARS-CoV-2 đột biến đã được xác định gần đây cho thấy hai chiều hướng biến đổi của loại vi rút này.

 Phát hiện mới về SARS-CoV-2 đột biến
 
Vi rút SARS-CoV-2 liên tục đột biến gây khó khăn cho quá trình điều chế vắc xin ngăn Covid-19

Lây lan mạnh hơn

Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Phòng Thí nghiệm Los Alamos (Mỹ) xác định chủng đột biến mới này có khả năng lây lan cao hơn so với chủng ban đầu. Kết quả được công bố đầu tháng 5 trên Kho lưu trữ bản thảo khoa học bioRxiv của Phòng Thí nghiệm Cold Spring Harbor (Mỹ).
 
Sau khi phân tích hơn 6.000 chuỗi vi rút SARS-CoV-2 từ khắp nơi trên thế giới, các nhà khoa học phát hiện ra 14 đột biến. Trong đó, nhóm nghiên cứu tập trung vào một đột biến được gọi là D614G, có tốc độ lây lan đáng báo động.
 
Chủng đột biến này xuất hiện tại châu Âu vào tháng 2.2020, sau đó lan tới Mỹ và nhanh chóng trở thành chủng chủ đạo trên toàn cầu từ giữa tháng 3. Ngoài tốc độ lây lan nhanh, các nhà khoa học còn cảnh báo chủng vi rút mới khiến bệnh nhân dễ tái nhiễm với bệnh Covid-19.
 
David Montefiori, nhà khoa học của Đại học Duke (Mỹ) hỗ trợ nhóm nghiên cứu, cho biết đây là lần đầu tiên ghi nhận sự đột biến khiến vi rút SARS-CoV-2 lây nhiễm nhiều hơn. Mặc dù nghiên cứu không kết luận phiên bản mới của vi rút gây chết người nhiều hơn nhưng các bệnh nhân dường như mang lượng vi rút cao hơn.

Phát hiện mới về SARS-CoV-2 đột biến
 
Máy quét ghi lại hình ảnh một tế bào sắp chết vì bị nhiễm các “hạt” SARS-CoV-2

Tự suy yếu

Tạp chí khoa học Virology ngày 1.5 công bố nghiên cứu của Đại học bang Arizona (Mỹ) xác định một chủng đột biến mới của SARS-CoV-2 bị thiếu đoạn mã di truyền. Đây là lần đầu tiên một chủng Covid-19 được phát hiện bị thiếu đoạn mã di truyền, khiến nó có khả năng lây nhiễm yếu hơn rất nhiều so với các chủng khác.
 
Phân tích đột biến là công nghệ cho phép các nhà khoa học xác định cách thức vi rút lây lan, biến đổi và thích nghi theo thời gian. Nhóm nghiên cứu đã sử dụng phương pháp này để phân tích 382 mẫu bệnh phẩm lấy từ mũi của những người bị nghi nhiễm Covid-19.
 
Theo GS Efren Lim, trưởng nhóm nghiên cứu, tình trạng thiếu mã di truyền cũng từng xảy ra tương tự với vi rút SARS năm 2003, khiến một số chủng tự suy yếu vào giai đoạn giữa và cuối mùa dịch. Tuy nhiên, GS Lim cũng nhấn mạnh, chủng vi rút SARS-CoV-2 đột biến tự suy yếu không có nghĩa là nó không còn khả năng lây lan. Ông cho rằng nếu tiếp tục nghiên cứu về vi rút này, có thể sẽ tìm thấy nhiều loại đột biến tự suy yếu hơn nữa.
 
Chia sẻ với Los Angeles Times, hầu hết các chuyên gia đều nhận xét vi rút SARS-CoV-2 khá ổn định và ít đột biến hơn so với các loại vi rút cúm khác. Nhưng các công bố gần đây của Phòng Thí nghiệm Los Alamos hay Đại học Arizona đã làm lung lay giả định này. Ngay cả khi chủng mới không nguy hiểm hơn các chủng khác, nó vẫn có thể gây khó khăn cho các nỗ lực điều chế thuốc và vắc xin chống Covid-19.
 
Thông thường với các loại vi rút ít biến đổi, vắc xin sẽ không cần phải cập nhật mới thường xuyên. Tuy nhiên, các nhà khoa học cảnh báo sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu vắc xin được tạo ra từ cấu tạo của chủng nguyên bản không thể vô hiệu hóa các chủng đột biến mới.
 
Theo thanhnien.vn
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam lần đầu tiên có Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động   (07/08/2020)

Cảnh báo nhiều loại cồn, gel rửa tay khô chứa methanol nguy hại cho người dùng   (27/05/2020)

GS dinh dưỡng: 8 việc cốt lõi quyết định sức khỏe đời người, tiếc rằng nhiều người bỏ qua   (26/05/2020)

Xuân Nguyên mong muốn mang đến nguồn mật ong tốt cho sức khỏe người Việt   (20/05/2020)

Ăn uống đúng cách vào mùa hạ theo đông y   (18/05/2020)

Công thức 4-5-1 về dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe trong mùa dịch   (27/04/2020)

Nutifood đồng hành cùng chương trình 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo   (24/04/2020)

Những loại tráng miệng trái cây tăng cường sức đề kháng mùa dịch   (13/03/2020)

Hà Nội lắp đặt ki ốt để người dân đánh giá chất lượng khám chữa bệnh   (20/12/2017)

Góp phần nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh   (19/12/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG