Loading...

Hotline: 0905.329.019

Người dân hưởng lợi gì từ gói dịch vụ y tế cơ bản?

18/12/2017

Sự ra đời của gói dịch vụ y tế cơ bản nhằm mục tiêu bao trùm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe...

Người dân hưởng lợi gì từ gói dịch vụ y tế cơ bản?
 Tư vấn thăm khám ở trung tâm y tế xã

Sự ra đời của gói dịch vụ y tế cơ bản nhằm mục tiêu bao trùm các dịch vụ chăm sóc sức khỏe toàn dân với việc tăng phạm vi cung ứng dịch vụ và giảm tiền túi từ hộ gia đình, tăng tham gia bảo hiểm y tế (BHYT)…
 
Người dân được tiếp cận dịch vụ y tế cơ bản từ tuyến xã
 
Theo Thông tư 39/2017/TT-BYT của Bộ Y tế, từ ngày 1/12/2017, người dân sẽ được cung cấp các gói dịch vụ y tế cơ bản (DVYTCB) chăm sóc sức khỏe. Đó là, “Gói DVYTCB do quỹ BHYT chi trả” và “Gói DVYTCB phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”. Theo đó, gói dịch vụ y tế cơ bản bao gồm “Gói dịch vụ y tế cơ bản do quỹ bảo hiểm y tế chi trả” và “Gói dịch vụ y tế cơ bản phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe”. Các dịch vụ kỹ thuật, thuốc, hóa chất, vật tư để chăm sóc sức khỏe ban đầu, nâng cao sức khỏe, dự phòng và điều trị, áp dụng đối với các cơ sở y tế tuyến huyện và tuyến xã.
 
Cụ thể, với “Gói DVYTCB do quỹ BHYT chi trả”, người bệnh sẽ được tiếp cận với 76 dịch vụ kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và 241 loại thuốc áp dụng tại cơ sở y tế tuyến xã (trạm y tế xã, phường, thị trấn và tương đương, phòng khám bác sĩ gia đình độc lập, trạm y tế quân dân y và phòng khám quân dân y).
 
“Gói DVYTCB phục vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, dự phòng và nâng cao sức khỏe” gồm các dịch vụ thiết yếu áp dụng tại trung tâm y tế huyện (trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) và các trạm y tế xã, phường, thị trấn để chăm sóc sức khỏe, dự phòng và nâng cao sức khỏe.
 
Các DVYTCB này bao trùm hầu hết các dịch vụ chăm sóc sức khỏe người dân như: KCB; điều trị; kế hoạch hóa gia đình; chăm sóc sức khỏe tại cộng đồng, dịch vụ bác sĩ gia đình chăm sóc sức khỏe tại nhà (phục hồi chức năng, vật lý trị liệu, phòng chống ung thư); khám sàng lọc, phát hiện các bệnh tật cho nhóm nguy cơ cao cho cộng đồng; Các dịch vụ khám, quản lý sức khỏe cá nhân phục vụ chăm sóc sức khỏe...
 
Đặc biệt, gói DVYTCB này cũng bảo đảm cả cung cấp dịch vụ tư vấn, truyền thông, giáo dục nâng cao sức khỏe; dự phòng bệnh, dịch truyền nhiễm, dinh dưỡng và an toàn thực phẩm; Các gói DVYTCB này sẽ được cập nhật định kỳ từ 1-2 năm hoặc đột xuất khi có yêu cầu. Thông tư cũng quy định rõ mức thanh toán cho các dịch vụ y tế theo từng gói dịch vụ khác nhau.
 
Theo Bộ Y tế, việc DVYTCB về tuyến xã, giúp tăng cường năng lực trạm y tế xã, sẽ đảm bảo cho mọi người dân được tiếp cận với các dịch vụ y tế có chất lượng ngay tại tuyến y tế cơ sở, góp phần giảm tình trạng quá tải bệnh viện, giảm chi phí y tế cho hộ gia đình cũng như toàn xã hội và đảm bảo công bằng trong chăm sóc sức khỏe toàn dân.
 
Tại hội thảo phổ biến Thông tư 39, ông Nguyễn Văn Tiên, Phó chủ nhiệm các vấn đề xã hội, Quốc hội cho biết: Điểm mới nhất được bổ sung ở Thông tư 39/2017/TT-BYT là các loại thuốc điều trị cho các bệnh mạn tính không lây nhiễm như tiểu đường, huyết áp… sẽ được đưa về tuyến xã. Trước đây, người bệnh mắc các bệnh này buộc phải lên tuyến huyện, tuyến tỉnh mới được cấp thuốc, gây nên hiện tượng quá tải không đáng có. Số lượng mắc các bệnh mạn tính này rất lớn. Nếu thực hiện được gói dịch vụ cơ bản từ ở tuyến cơ sở y tế xã thì cả bệnh nhân và Nhà nước cùng tiết kiệm thời gian và kinh phí.
 
Nhiều việc cần làm để đưa gói DVYTCB vào đời sống
 
Theo ông Tiên, để triển khai được gói DVYTCB, việc phân cấp khám chữa bệnh ở tuyến huyện, tuyến xã cần phải điều chỉnh lại. Hiện tại, huyện quản lý hết, nhiều nơi xã không được quyền khám bệnh. “Ninh Bình có trạm y tế xã xây dựng rất khang trang, đầy đủ thiết bị, có bác sĩ nhưng lại không được khám với lý do “gần bệnh viện huyện quá nên không cho xã khám bệnh”, như vậy cán bộ chỉ làm dự phòng….”, ông Tiên chia sẻ.
 
Thông tư từ Trung ương đã có nhưng việc tổ chức thực hiện phải theo địa phương, bởi trên thực tế nếu không được Sở Y tế địa phương cấp phép hoặc cơ quan BHXH địa phương đồng ý thanh toán BHYT thì các trung tâm y tế xã mới hoạt động đúng nghĩa đáp ứng gói dịch vụ y tế cơ bản.
 
Dẫn chứng thêm cho điều này, ông Tiên cho hay, ngay ở Thủy Nguyên (Hải Phòng) cũng vậy, cơ sở y tế xã khang trang đầy đủ nhưng bác sĩ không được thăm khám cho bệnh nhân… cũng vì lý do không được cấp phép.
 
Hiện, ngành Y tế làm thí điểm ở y tế cơ sở với các bệnh mạn tính không lây nhiễm như huyết áp, tiểu đường. Thí điểm ở Sóc Sơn, trạm y tế xã cấp thuốc hàng tháng ở trạm y tế xã 6 tháng 1 lần được thực hiện tốt, giúp tiết kiệm cho người bệnh và Nhà nước. Tuy nhiên, cũng mô hình này ở Hà Nam lại không thực hiện được bởi lý do BHXH Hà Nam không đồng ý thanh toán nên mới chỉ dừng ở tuyên truyền… “Việc ra đời Thông tư 39 cũng là hành lang pháp lý để BHXH chấp nhận thanh toán BHYT từ tuyến xã”, ông Tiên cho biết.
 
Cũng theo đại diện Bộ Y tế, 70% người có thẻ BHYT đi khám chữa bệnh ở tuyến huyện và xã. Để gói dịch vụ y tế được cung ứng một cách có chất lượng và hiệu quả, cần phải ưu tiên đầu tư tăng cường năng lực cho y tế cơ sở nói chung, đặc biệt là trạm y tế xã. Việc đầu tư cho y tế cơ sở cần phải toàn diện, bao gồm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; đào tạo đội ngũ nhân lực y tế; phân bổ kinh phí một cách tương xứng, đồng thời với việc áp dụng cơ chế chi trả dịch vụ y tế phù hợp để khuyến khích trạm y tế xã cung ứng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu một cách hiệu quả.
 
Theo Báo giao thông
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Việt Nam lần đầu tiên có Trung tâm dinh dưỡng - Y học vận động   (07/08/2020)

Cảnh báo nhiều loại cồn, gel rửa tay khô chứa methanol nguy hại cho người dùng   (27/05/2020)

GS dinh dưỡng: 8 việc cốt lõi quyết định sức khỏe đời người, tiếc rằng nhiều người bỏ qua   (26/05/2020)

Xuân Nguyên mong muốn mang đến nguồn mật ong tốt cho sức khỏe người Việt   (20/05/2020)

Ăn uống đúng cách vào mùa hạ theo đông y   (18/05/2020)

Phát hiện mới về SARS-CoV-2 đột biến   (13/05/2020)

Công thức 4-5-1 về dinh dưỡng giúp tăng cường sức khỏe trong mùa dịch   (27/04/2020)

Nutifood đồng hành cùng chương trình 1 triệu ly sữa cho trẻ em nghèo   (24/04/2020)

Những loại tráng miệng trái cây tăng cường sức đề kháng mùa dịch   (13/03/2020)

Hà Nội lắp đặt ki ốt để người dân đánh giá chất lượng khám chữa bệnh   (20/12/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG