Loading...

Hotline: 0905.329.019

135.000 tỷ cho vay nông nghiệp công nghệ cao

06/12/2017

Đây là tổng nguồn vốn cam kết từ 8 ngân hàng thương mại tính đến thời điểm này...

135.000 tỷ cho vay nông nghiệp công nghệ cao
 
 Ngày 1/12, vụ chức năng của Ngân hàng Nhà nước và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã ngồi lại để bàn tháo gỡ vướng mắc trong triển khai chương trình cho vay nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch.
 
Theo thông tin đưa ra tại cuộc họp này, đến nay đã có 8 ngân hàng thương mại cam kết dành nguồn vốn khoảng 135.000 tỷ đồng để cho vay các dự án công nghệ cao trong nông nghiệp có hiệu quả.
 
Theo Vụ Tín dụng các ngành kinh tế (Ngân hàng Nhà nước), dư nợ đầu tư của ngành ngân hàng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đã đạt 36.000 tỷ đồng, cho vay gần 6.400 khách hàng, chủ yếu cho vay đối với nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao với dư nợ đạt gần 31.286 tỷ đồng.
 
Lãi suất cho vay chương trình trên ngắn hạn khoảng 5,3-6,5%/năm, cho vay trung dài hạn khoảng 8,5-10%/năm.
 
Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội vừa qua, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Minh Hưng cũng nhìn lại, dư nợ và lượng khách hàng tiếp cận bước đầu nói trên là kết quả tích cực, do chương trình vừa mới triển khai và thực tế còn có những vướng mắc.
 
Cụ thể, ngày 7/3/2017, tại Nghị quyết 30/NQ-CP của Chính phủ, chỉ đạo về việc triển khai gói tín dụng khuyến khích phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch chính thức được xác định. Trong tháng 3 và 4/2017, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cùng Ngân hàng Nhà nước lần lượt có các quyết định triển khai. Đến nay chương trình mới triển khai được 6 tháng.
 
Tại cuộc họp trên, các vụ chức năng của hai bộ cùng nhận định, quá trình cho vay đối với chương trình của các ngân hàng thương mại vẫn còn gặp một số khó khăn, trong đó có khó khăn khi ngân hàng xác định khách hàng đáp ứng tiêu chí về dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch theo quy định.
 
Việc cho vay đối với khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, doanh nghiệp được cấp giấy chứng nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cũng chưa nhiều, do số lượng doanh nghiệp còn hạn chế.
 
Ngoài ra, còn có khó khăn liên quan đến việc người dân chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất nông nghiệp để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng; chính sách bảo hiểm nông nghiệp chưa được triển khai rộng rãi ảnh hưởng đến việc mở rộng cho vay của các ngân hàng thương mại…
 
Cũng theo đánh giá tại cuộc họp, trong thực tế, việc đầu tư nông nghiệp công nghệ cao đòi hỏi vốn lớn, nhưng nhìn chung các doanh nghiệp chưa có nguồn lực tài chính tốt, chưa thực sự sẵn sàng tham gia sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao một cách bài bản, chưa có phương án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao hiệu quả và phương án trả nợ vay chưa khả thi, thị trường tiêu thụ không ổn định.
 
Bên cạnh đó, do đang là thời gian đầu triển khai chương trình, nhiều khách hàng đang tìm hiểu về chương trình để đối chiếu quy định về tiêu chí nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch nên chưa nộp hồ sơ vay vốn.
 
Theo Vneconomy
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Tập đoàn TH xây dựng Khu nông nghiệp Công nghệ cao ven sông Hồng - Hà Nội   (23/07/2020)

Thanh Hóa: U70 trồng dưa vàng công nghệ cao, ngay vụ đầu đã có gần 50 triệu   (05/06/2020)

Vì sao ứng dụng công nghệ cao vào nông nghiệp TP. Hồ Chí Minh còn thấp?   (27/05/2020)

Nông nghiệp công nghệ cao Việt Nam sẽ bứt phá nhờ EVFTA   (22/05/2020)

Tín dụng tiếp sức cho nông nghiệp công nghệ cao   (15/05/2020)

Làm nông nghiệp công nghệ cao nông dân thu 9 tỷ đồng/ha   (29/04/2020)

Sokfarm - sản phẩm mật hoa dừa lần đầu tiên được sản xuất ở Việt Nam   (13/03/2020)

Thịt nhân tạo: Xu hướng gây tranh cãi   (15/10/2019)

Đà Nẵng "hút" đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao   (03/01/2018)

Hiện thực ước mơ thực phẩm sạch từ một chủ trương đúng   (02/01/2018)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG