Loading...

Hotline: 0905.329.019

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM

05/12/2017

Nhà máy xử lý nước thải (XLNT) Bình Hưng (H.Bình Chánh, TP.HCM) là một phần quan trọng trong dự án cải tạo môi trường nước trên địa bàn TP.HCM (giai đoạn 1).

 Nhà máy được xây dựng với sự hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản, vốn đầu tư là 100 triệu USD, được cấp từ nguồn vốn ODA.

Nhà máy XLNT Bình Hưng, có chức năng xử lý nước thải từ lưu vực kênh Tàu Hủ - Bến Nghé – Kênh Đôi – Kênh Tẻ, bao gồm các quận như: Q.1, Q.2, Q.3 và một phần của Q.10. Với diện tích lưu vực là 825 ha, công suất xử lý là 141.000 mét khối/ngày đêm, góp phần không nhỏ vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện môi trường thành phố.
 
Với công nghệ hồ sục khí kết hợp với bùn hoạt tính và bể khử trùng, nước thải sau khi qua nhà máy XLNT Bình Hưng sẽ luôn đảm bảo được quy chuẩn Việt Nam 40:2011 loại B. Bên cạnh đó, bùn dư trong quá trình xử lý nước thải sẽ được xử lý với công nghệ lên men tiên tiến, tạo ra thành phẩm là phân compost được sử dụng vào mục đích nông nghiệp.
 
Trước đó, ngày 16.5.2009, nhà máy XLNT Bình Hưng và Xí nghiệp Xử lý nước thải Bình Hưng đã được UBND Thành phố giao toàn quyền sở hữu, quản lý, vận hành và bảo trì bảo dưỡng cho Trung tâm Điều hành chương trình chống ngập nước TP và Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô thị.
 
Hiện nay, nhà máy XLNT Bình Hưng đang được mở rộng giai đoạn II, để xử lý nước thải cho các Q.4, Q.5, Q.6, Q.8, Q.10 và Q.11 với công suất lên đến 512.000mét khối/ngày đêm.

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Khu vực xử lý nước thải của nhà máy xử lý nước thải Bình Hưng

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Nước thải được bơm về nhà máy thông qua trạm bơm nâng. Sau khi qua song chắn rác, nước sẽ được bơm tới bể phân phối.

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Bể phân phối

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Từ đó, nước thải từ bể phân phối sẽ được chia đều cho 10 bể lắng sơ cấp. Tại đây sẽ có hệ thống thu bùn tươi và dẫn bùn tới bể cô đặc trọng lực, còn nước thải sẽ tiếp tục chảy qua 10 bể sục khí.

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Bể sục khí

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
 Trước khi nước được xả ra kênh Tắc Bến Rô thì tất cả đều phải được khử trùng bằng Javen.

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Sau khi ra khỏi bể sục khí, nước sẽ chảy tiếp qua 10 bể lắng thứ cấp, rồi đưa tới bể khử trùng

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Ống dẫn nước Javen

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Bùn sau khi cô đặc bởi trọng lực và ly tâm sẽ được bơm về bể bùn hỗn hợp. Sau đó, tất cả sẽ được đưa đến máy tách nước ly tâm để tách nước. Sau khi tách nước, bùn sẽ được chuyển đến khu vực sản xuất phân compost.

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM
Hệ thống lọc nước tái sử dụng

Có gì bên trong nhà máy xử lý nước thải 100 triệu USD ở TP.HCM

 
Vừa qua, xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng (H.Bình Chánh, T.PHCM) cũng đã diễn ra lễ ra mắt Ban Chỉ huy Quân sự và Lực lượng Tự vệ xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng.
 
Được sự cho phép của Bộ Tư lệnh TP.HCM, Ban Chỉ Huy Quân sự H.Bình Chánh. Ban Lãnh đạo Công ty TNHH MTV Thoát nước Đô Thị TP.HCM và xí nghiệp XLNT Bình Hưng, tổ chức Lễ ra mắt Ban Chỉ huy Quân sự và Lực lượng Tự vệ xí nghiệp xử lý nước thải Bình Hưng.
 
Theo đó, tại buổi ra mắt, Ban Chỉ huy Quân sự H.Bình Chánh đã trao quyết định về việc thành lập Trung đội Súng máy Phòng không 12,7mm với 23 người, và Trung đội tự vệ tại chỗ với 31 chiến sĩ.
 
Theo Thanh Niên
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Nhà máy Xi măng Yên Bái nỗ lực cải thiện môi trường   (14/08/2020)

Vicem - Người mở đường cho xi măng Việt Nam bước vào kỷ nguyên "không phát thải"   (27/06/2020)

VICEM Bút Sơn: Những giải pháp bảo vệ môi trường   (02/06/2020)

Ajinomoto: Cùng người tiêu dùng giảm thiểu sử dụng sản phẩm nhựa   (29/05/2020)

NESTLÉ MILO: Tiên phong sử dụng ống hút giất bảo vệ môi trường   (26/05/2020)

Lãnh đạo doanh nghiệp cam kết vì động vật hoang dã   (23/05/2020)

Khởi nghiệp từ sản phẩm thân thiện với môi trường, thu 10 tỷ đồng mỗi tháng   (19/05/2020)

Quy định mới về phí bảo vệ môi trường đối với nước thải   (11/05/2020)

Vicostone (VCS): Doanh nghiệp xanh, phát triển bền vững   (27/08/2019)

Uống nước trực tiếp tại máy lọc không an toàn như nhiều người nghĩ   (26/12/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG