Loading...

Hotline: 0905.329.019

Công nghệ thông tin luôn "khát" nhân lực

11/12/2017

Tiến sĩ Công nghệ thông tin Đặng Trường Sơn (ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM) nói ngành này "hot", tỉ lệ sinh viên có việc làm khi ra trường đạt tỷ lệ cao nhưng khó ổn định lâu dài với công ty, doanh nghiệp.

Công nghệ thông tin luôn
 Các lập trình viên của một công ty phần mềm quốc tế đang làm việc tại TP.HCM - Ảnh: Ngọc Hiển

Theo tiến sĩ Trường Sơn, điểm mấu chốt là ngoại ngữ và kỹ năng mềm của ứng viên còn yếu, tiếp cận công nghệ mới còn hạn chế.
 
"Mặc dù trong trường đại học các bạn đã được nhà trường cập nhật các kỹ năng, trong đó có cả thái độ làm việc tích cực, bởi nhà trường ý thức được những điều đó cần cho các bạn trẻ, tuy nhiên các bạn vẫn chưa “hấp thụ” hết vào mình để vận dụng" - TS Sơn chia sẻ.
 
Nhiều bạn lầm tưởng mình chơi game giỏi, sử dụng các ứng dụng tốt thì mình sẽ phù hợp với nghề này.
 
Thực ra người làm CNTT là người xây dựng, quản trị và tư vấn cho những người làm việc trên hệ thống công nghệ.
 
TS ĐẶNG TRƯỜNG SƠN

Tố chất nào phù hợp với ngành này?
 
Các bạn thường nói ngành này chuộng nam, không chuộng nữ. Theo TS Sơn, điều này không sai, bởi tư duy logic và khả năng toán học là cơ sở nền tảng để theo ngành này, mà tố chất này thiên về nam nhiều hơn nữ.
 
Ngoài tư duy logic và toán học khá thì các kỹ năng mềm như làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp, thái độ làm việc, tiếng Anh đọc hiểu… cần được chú ý và cải thiện hơn.
 
Và việc xác định các yếu tố này cũng như chọn nghề CNTT từ những năm học phổ thông cần được các bạn lưu ý nếu thật sự chăm lo cho mình và nghiêm túc chọn nghề.
 
Học gì trong công nghệ thông tin?
 
Trên thế giới, công nghệ thông tin gọi tắt là IT (Information Technology) gồm khoa học máy tính và kỹ thuật máy tính. Công nghệ thông tin của tiếng Việt còn rộng hơn nữa, có thể chứa ngoài lĩnh vực máy tính.
 
"Một số trường học hiện đang thu gọn và chính xác hóa các định nghĩa để rõ ràng tầm nhìn trong hội nhập. Có rất nhiều ngành nhỏ và mỗi ngành ứng với mỗi công việc có thể gắn bó với bạn về sau" - TS Sơn cho biết.
 
Nhu cầu xã hội trong ngành nghề này chủ yếu tập trung vào: lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng... 
 
Cơ hội nghề nghiệp 
 
TS Sơn cho rằng nếu không học đại học, nghề cụ thể như lập trình viên, chuyên viên sửa chữa máy tính… được đào tạo ngắn hạn, đảm bảo có được một công việc, mức lương  vừa phải.
 
Nếu học đại học, nhu cầu về chuyên viên công nghệ thông tin cao, đặc biệt lập trình viên. Sự phát triển vũ bão của internet khiến lập trình viên trở thành nghề “hot” được các công ty săn đón, trả lương hậu hĩnh và còn có cơ hội được đi tu nghiệp ở nước ngoài. 
 
TS Sơn nêu một số khảo sát trên thị trường:
 
-          Sinh viên bình thường vừa ra trường thu nhập có thể từ 6-7 triệu đồng/ tháng. Kinh nghiệm 2-3 năm có thể thu nhập trên chục triệu đồng/tháng. Các công ty sẵn sàng trả lương từ 20 triệu đồng/ tháng trở lên cho các nhân sự có trình độ giỏi và thông thạo tiếng Anh.
 
-          Viết phần mềm đưa lên các app store, khá đơn giản nhưng kiếm tiền khá nhiều.
 
-          Nhận dự án cũng là công việc có nhiều cơ hội, bắt đầu từ viết code. Việc này làm theo nhóm, ban đầu làm trong nhóm nhỏ, sau tầm 5 năm, kinh nghiệm và khả năng quản lý của bạn đủ để nhận các dự án lớn hơn.
 
-          Mở công ty. Nhiều bạn trẻ sau nhiều kinh nghiệm qua các vị trí, có số vốn nhấn định, ngành công nghệ thông tin cũng là ngành giúp khởi nghiệp tốt nhưng cần cẩn trọng trong việc sở hữu bản quyền trí tuệ.
 
Theo một thống kê tại TP.HCM, nhu cầu nhân sự Công nghệ thông tin khoảng 8.000 người/năm, tập trung vào các vị trí như lập trình viên, kỹ sư hệ thống mạng, kỹ sư phần cứng, kỹ thuật viên - chuyên viên thiết kế lập trình web, lập trình điện thoại di động, game, an ninh mạng... 
 
Tuy nhiên, theo ý kiến của nhiều doanh nghiệp, chênh lệch đào tạo so với thực tế nhu cầu sử dụng nhân lực trong ngành Công nghệ thông tin đang còn khoảng cách không nhỏ. 
 
Kết quả các thống kê cho biết chỉ có khoảng 15% kỹ sư ngành này ra trường có thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp. Số còn lại phải đào tạo lại từ 3-5 tháng. 
 
Theo Tuổi trẻ
BÌNH LUẬN FACEBOOK
TIN LIÊN QUAN

Nhân lực CNTT trong phát triển, sản xuất sản phẩm CNTT thương hiệu Việt   (14/12/2017)

Thị trường công nghệ Việt thu hút đầu tư quốc tế   (11/12/2017)

Thủ tướng: Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang bùng nổ   (11/12/2017)

Khoa học sắp tạo ra điện từ loại rác không ai "dám" tái chế   (20/11/2017)

Nhật biến đại dương thành nguồn sản xuất điện   (20/11/2017)

Hàn Quốc và Mỹ phát minh ra loại sợi carbon có thể sản xuất điện năng   (20/11/2017)

Những công nghệ sản xuất điện trong tương lai   (16/11/2017)

THƯƠNG HIỆU TIN DÙNG